Nhận đúc gang thép theo yêu cầu | Hotline: 0916.118.444
Lượt xem: 155

Nhu cầu về các mặt hàng thép thành phẩm ước tính đạt tăng trưởng đáng khích lệ là 10-15% so với năm trước trong năm 2018, nhờ kết quả tích cực của thị trường bất động sản năm 2017 cũng như tiềm năng năng ngành xây dựng cơ sở hạ tầng hồi phục. SSI Research kỳ vọng các nhà sản xuất thép hàng đầu bao gồm HPG, HSG và NKG sẽ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 15-20% trong năm 2018.


Ảnh minh họa
 
Các nhà sản xuất trong nước sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu do Chính phủ ban hành. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành các biện pháp tự vệ và chống bán phá giá bổ sung đối với tôn mạ kẽm và mạ màu nhập khẩu. Mức thuế áp dụng dao đtrong khoảng 19 - 38% từ quý 2 năm 2017 đến năm 2020 - 2022, và sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhà sản xuất thép trong nước để đạt được mức tăng trưởng sản lượng bền vững vào năm 2018.
Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm tỉ lệ 50% sản lượng toàn cầu, đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc gia tăng công suất sản xuất thép và kế hoạch cắt giảm công suất trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm cắt giảm 150 triệu tấn sản lượng trước thời hạn 2018. Kế hoạch này có nghĩa là Trung Quốc có thể đã cắt giảm khoảng 35 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, SSI Research cho rằng giá thép khó có thể đạt mức tăng đáng kể 18 - 20% vào năm 2018.
Đối với tỷ suất lợi nhuận, SSI Research nhận định biên lợi nhuận đã ổn định hơn từ mức cao trong năm 2016, do vậy theo nhận định nhiều khả năng sẽ ổn định hơn trong năm 2018. Trung tâm nghiên cứu SSI Research đã đặt kỳ vọng đối với các nhà sản xuất thép lớn bao gồm HSG, NKG, và HPG sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 15 - 20% trong năm 2018.
Triển vọng tăng trưởng 2018 - 2020. Sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam ước tính duy trì tăng trưởng 10%/năm nhờ ngành bất động sản và hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đồng thời, các công ty hàng đầu với thương hiệu mạnh, quy mô kinh tế lớn hơn và kế hoạch tiếp tục mở rộng (như HPG, HSG, và NKG) vẫn có thể giành được thị phần và đạt tăng trưởng nhanh hơn toàn thị trường.
Cơ hội định giá lại. Với mức PE dự phóng 1 năm là hơn 10x, định giá của HPG vẫn thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu vốn hóa lớn khác tại Việt Nam và trung bình khu vực là 13x. Do đó, cổ phiếu có nhiều khả năng được định giá lại dựa trên lợi thế cạnh tranh đáng kể của công ty so với các nhà sản xuất trong nước khác, tỷ suất lợi nhuận và ROE ở mức cao, và triển vọng tăng trưởng tươi sáng trong 3 năm tới nhờ Khu liên hợp Thép Dung Quất (khả năng gấp ba lần công suất sản xuất của công ty). Khả năng định giá lại cổ phiếu HPG cũng có thể tạo cơ hội đối với các cổ phiếu thép khác có mạng lưới phân phối tốt, thị phần cải thiện và vị thế tài chính vững chắc như HSG và NKG.
Biến động của giá thép thế giới có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các công ty thép. Giá thép ở Việt Nam thường có xu hướng biến động cùng với giá thép thế giới. Ngoài ra, do hầu hết nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc, phế liệu, hay thép cán nóng được các công ty trong nước nhập khẩu từ nước ngoài, biến động mạnh giá thép thế giới và nguyên liệu thô có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Việt Nam trong giai đoạn ngắn hạn, đặc biệt là những giai đoạn giá đầu ra chưa theo kịp đà tăng giá đầu vào.
Các biện pháp phòng vệ từ các thị trường xuất khẩu. Trong khi thép xây dựng và thép ống xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 11% tổng sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu thép tấm mạ kẽm chiếm 47% tổng sản lượng tiêu thụ trong 11 tháng đầu năm 2017. Do đó, sự thay đổi chính sách của các thị trường nhập khẩu có thể tác động tiêu cực đến các công ty thép, đặc biệt là các nhà sản xuất thép mạ kẽm. Tuy nhiên, các công ty lớn đã đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đến 50 - 70 quốc gia.

XEM THÊM

Hạt Xốp

Hạt Xốp

hạt xốp ghế lười

hạt xốp ghế lười

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay sau 5p